Lỗi điện thoại
Nguyên nhân điện thoại Android hay bị sập nguồn
07/01/2020
Điện thoại đã trở thành một vật không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay khi mà nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao. Thế nhưng, việc điện thoại vô tình gặp trục trặc là một điều không ai muốn nó xảy ra. Và tình trạng máy hay bị sập nguồn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến điều đó để chúng ta có thể tìm cách khắc phục. Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Chất lượng Pin xuống cấp
Pin là một bộ phận quan trọng trong mỗi chiếc điện thoại nằm cung cấp năng lượng hoạt động cho máy. Thế nên, một khi chất lượng pin đã xuống cấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nạp điện và gây nên tình trạng sập nguồn liên tục. Lí do pin bị hư hại là vì tuổi thọ pin giảm sau thời gian sử dụng hoặc pin bị chai do sử dụng sai cách. Tùy theo mức độ hư hại, pin sẽ bị chai hoặc phồng pin.
Pin bị chai và phồng lên
Để xảy ra tình trạng pin bị chai, bạn có thể đã mắc những sai lầm này:
- Vừa sạc pin vừa sử dụng. Nhất là các bạn vừa chơi game vừa sạc, có thể gây nóng máy và dễ gây phát nổ do nhiệt độ quá giới hạn, nguy hiểm đến tính mạng.
- Thường xuyên sạc pin khi điện thoại cạn kiệt pin.
- Pin chưa đầy đã vội rút sạc hoặc sạc pin quá lâu khi pin đã đầy.
- Sử dụng những viên pin hoặc bộ sạc không chính hãng hoặc kém chất lượng.
2. Lỗi phần mềm
Đây chính là nguyên nhân chính thường xuyên khiến cho điện thoại luôn bị sập nguồn mà nhiều người không biết. Việc chạy các phần mềm bị lỗi trên điện thoại sẽ gây xung đột với hệ thống gây gián đoạn các quá trình vận hành. Phần mềm bị lỗi bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Theo thời gian những ứng dụng trong máy bạn cứ nhiều lên qua những lần tải, bạn chỉ sử dụng vài lần và sau đó không đụng đến nữa nhưng bạn quên xóa chúng đi. Kho lưu trữ của bạn chứa đầy những tựa game, ứng dụng chỉnh sửa ảnh, app diệt virus,... khiến cho máy bị đầy bộ nhớ, không đủ RAM để chạy các ứng dụng khác khiến cho các thao tác bị ảnh hưởng.
Quá nhiều ứng dụng trong bộ nhớ
- Bộ máy xử lí điện thoại cũng giống như con người, khi bạn sử dụng liên tục trong một thời gian dài, chạy quá nhiều các trình duyệt, ứng dụng ngầm khác nhau khiến bộ máy bị quá tải, thiết bị nóng lên và dẫn đến tắt nguồn vì hoạt động quá năng suất.
- Các ứng dụng trong máy hoặc việc click nhầm một thông báo nào đó chứa mã độc, virus về máy sẽ gây rối loạn hoạt động giữa phần mềm và phần cứng.
Điện thoại dính phải virus
- Khi bạn cập nhật hệ điều hành mới vô tình khiến cho máy bạn bỗng sập nguồn vì máy bạn khi đó không tương thích với những tiện ích, tính năng mới vốn dĩ dành cho các thiết bị cao cấp hơn.
3. Lỗi phần cứng
Lí do cuối cùng khiến cho điện thoại của bạn hay bị sập nguồn chính là lỗi từ phần cứng.
Các phụ kiện không chính hãng
Phần cứng là bộ phận đầu não của máy, giúp máy hoạt động trơn tru hay không nhờ sự kết hợp với hiệu năng. Đây cũng chính là vấn đề ảnh hưởng đến máy điện thoại bị đơ không tắt nguồn được. Về phần cứng dễ nhận biết nhất đó là khi bạn mua phải phụ kiện là hàng không chính hãng, tai nghe, sạc là hàng giả.
Mặt khác, có thể bạn vô tình làm rơi rớt, bị va đập vào vật cứng khác hoặc smartphone bị ngấm nước tạo ra các lỗi IC, lỗi main, màn hình hoặc các phần cứng khác bị hư hại.
Điện thoại bị rơi vào nước
Điện thoại vivo chất lượng về cấu hình đi kèm cả pin trâu
Vivo luôn đảm bảo cho các sản phẩm của mình được sản xuất với quy trình tối ưu nhất. Từ việc nhập khẩu các nguyên liệu chính hãng và phân phối ra thị trường các mặt hàng chất lượng nhất. Vì thế, những chiếc điện thoại vivo không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn tốt về mặt cấu hình bên trong. Điều đặc biệt là smartphone của hãng luôn được trang bị viên pin khủng, thỏa mãn nhu cầu sử dụng của mỗi người trong ngày dài mà không lo cạn kiệt pin.
Điện thoại vivo đảm bảo chất lượng
Chúng tôi vừa điểm qua giúp bạn 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sập nguồn ở smartphone. Vì vậy, bạn nên lưu ý và cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng điện thoại Android. Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.