Lỗi điện thoại

Dấu hiệu và cách bảo vệ điện thoại Android tránh nhiễm virus

29/12/2019

Việc sử dụng smartphone ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay ở bất kì lứa tuổi nào. Bên cạnh tiện ích mang lại cho con người thì cũng là miếng mồi ngon béo bở cho những tên tội phạm mạng và tin tặc nhắm đến. Một trong số đó là việc phát tán virus độc hại trên điện thoại. Thật nguy hiểm nếu bạn không biết phòng tránh và khắc phục tình trạng đó. Để giúp bạn an tâm khi sử dụng, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tránh nhiễm virus trên điện thoại Android.  

Tác hại khi điện thoại nhiễm virus

Virus Android có nhiều mục đích khác nhau: nếu thông thường chỉ trừ tài khoản của bạn sau khi tải về một ứng dụng nào đó. Trường hợp nặng hơn có thể là chiếm quyền kiểm soát các thiết bị, truy nhập dữ liệu, các hệ thống, lan truyền phần mềm độc hại cho phần cứng lẫn phần mềm của máy; lấy cắp thông tin cá nhân, tải phần mềm ngoài mất tiền, phát tán quảng cáo; thông qua tin nhắn hoặc các cuộc gọi, việc đánh cắp tài khoản. Bất kỳ là gì, bạn cũng không muốn máy mình bị nhiễm virus. 

Dấu hiệu nhận biết điện thoại bị nhiễm virus

Đầu tiên, cần lưu ý rằng một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng Android khó nhiễm virus hơn nhiều so với máy tính. Nói như vậy không phải là hoàn toàn không xảy ra. Vì thế khi điều đó xảy ra, bạn cần chú ý đến những tình trạng sau đây:

1. Điện thoại của bạn thường xuyên bị chậm, lag hay thậm chí là treo máy. Nếu bạn kiểm tra bộ nhớ và RAM vẫn ổn định, không có dấu hiệu cạn kiệt thì bạn hãy nên nghi ngờ. Vì các virus lúc đó đã làm xáo trộn các hoạt động của máy và ảnh hưởng đến sự vận hành các ứng dụng khác.

điện thoại bị giật lag khi nhiễm virus

Điện thoại bị giật lag khi nhiễm virus

2. Thời lượng pin và lưu lượng dữ liệu tụt nhanh chóng. Khi phần mềm độc hại hoạt động nó tiêu tốn rất nhiều năng lượng, đồng thời sử dụng dữ liệu di động nhiều hơn trước (do virus thực hiện các tác vụ ngầm và giao tiếp với internet).

Điện thoại nhanh hết pin

Điện thoại nhanh hết pin

3. Tài khoản SIM biến mất vô cớ. Thông qua virus, các tên tội phạm mạng có khả năng đột nhập vào tài khoản của mình. Có thể là từ việc gửi tin nhắn hoặc tải ứng dụng độc trên mạng. Ngoài ra cũng có trường hợp tài khoản ngân hàng bị trộm qua việc đánh cắp thông tin cá nhân từ điện thoại.

tài khoản sim bị mất vô cớ

Tài khoản sim bị mất vô cớ

4. Xuất hiện các ứng dụng mới lạ. Bạn ngạc nhiên khi trên màn hình có icon của một ứng dụng lạ hoắc mà bạn chắc chắn rằng chưa bao giờ tải về. Đây là các phần mềm độc hại trá hình dưới vỏ bọc của ứng dụng, bạn hãy xóa nó ngay lập tức.

Các thông báo quảng cáo nhiễm virus

Các thông báo quảng cáo nhiễm virus

5. Liên tục có những thông báo pop-up khi sử dụng trình duyệt là điều bạn có thể cảnh giác. Đó là những thông báo đại loại như "điện thoại bạn đã bị nhiễm vi-rút và cần cài đặt ngay phần mềm này" hay "điện thoại của bạn bị chậm nên tải phần mềm quét về"... đồng thời thiết bị rung mạnh và phát ra tiếng động lạ. Đừng nhấn vào bất cứ điều gì mà hãy thoát trang ngay. Bạn nên cài đặt tắt thông báo trên các trình duyệt trên điện thoại. 

Những cách phòng tránh nhiễm virus cho điện thoại Android

1. Tùy chỉnh cho cài đặt ứng dụng 

Điều đầu tiên cần làm là chỉ nên sử dụng các ứng dụng có nguồn gốc rõ ràng và uy tín, đặc biệt là từ Google Play. Để chặn ứng dụng không rõ nguồn gốc. Trên điện thoại Android của các bạn hãy vào Cài đặt > Màn hình khóa bảo mật > Không rõ nguồn gốc > Bạn hãy chọn Tắt.

Cài đặt ứng dụng tránh bị nhiễm virus

Cài đặt ứng dụng tránh bị nhiễm virus

Tắt cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc

Tắt cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc

2. Xóa các ứng dụng nghi ngờ độc hại

Chỉ riêng các phần mềm cần thiết và được công nhận chất lượng như Facebook, Messenger, Zalo, Youtube… thì nên giữ lại. Xóa tất cả các phần mềm lạ, để đảm bảo an toàn cho thiết bị bằng cách:

Bước 1: Nhấn và giữ nút nguồn > Nhấn và giữ Tắt máy > Chọn Chế độ an toàn trong danh sách. 

Bật chế độ an toàn cho điện thoại

Bước 2: Ở chế độ An toàn, bạn chọn Cài đặt > Ứng dụng > Đã tải xuống

xóa các ứng dụng lạ bị nhiễm virus

Bước 3: Bạn tìm đến các ứng dụng lạ và xóa nó, nhấn vào ứng dụng đó và Gỡ cài đặt.

Xóa các ứng dụng lạ bị nhiễm virus

Xóa các ứng dụng lạ bị nhiễm virus

Bước 4: Nếu bước này không thành công thì bạn thoát khỏi Ứng dụng > Bảo mật và màn hình khóa > Quản trị thiết bị. Loại bỏ dấu tích ở quyền admin của ứng dụng đó. Chọn Hủy kích hoạt để hoàn tất quá trình. Và bạn quay lại bước 3 để thực hiện.

Thay đổi quyền quản trị của ứng dụng

Thay đổi quyền quản trị của ứng dụng

Hủy quyền quản trị ứng dụng độc hại

Hủy quyền quản trị ứng dụng độc hại

3. Thực hiện sao lưu và khôi phục cài đặt gốc

Một vài virus độc hại vẫn có thể quay trở lại sau khi đã bị xóa. Điều cần làm để loại bỏ hoàn toàn mối nguy hại đó là bạn cần khôi phục lại máy ở phiên bản gốc. Điều này có thể làm mất tất cả dữ liệu, vì thế bạn nên sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện. Bạn vào Cài đặt > Sao lưu cài đặt > Xóa sạch mọi dữ liệu > chọn Đặt lại thiết bị

Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại

Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại

4. Giao diện Funtouch OS trên điện thoại vivo

Hiện tại, điện thoại vivo không có cài sẵn ứng dụng diệt virus. Tuy nhiên, trên hệ điều hành tùy biến Funtouch OS có sẵn tính năng cảnh báo khi phát hiện có virus từ các ứng dụng, tệp tin trước khi tải về máy để hạn chế tối đa virus xâm nhập vào điện thoại của bạn. Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng điện thoại vivo bạn nên cài các ứng dụng diệt virus uy tín như AVG hay BKAV sẽ mang lại chất lượng tốt nhất. 

Giao diện Funtouch OS trên điện thoại vivo

Giao diện Funtouch OS trên điện thoại vivo

Không cần phải cài thêm bất cứ ứng dụng diệt virus hay phần mềm dọn rác nào nữa. Chỉ cần khôi phục cài đặt gốc.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết cũng như cách khắc phục điện thoại bị nhiễm virus. Hi vọng các cách trên sẽ hữu ích giúp bạn phòng tránh và sửa các lỗi không mong muốn khi sửa dụng máy. Chúc bạn thành công!

Tin khác cùng danh mục

Xem tất cả

Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả