Chụp ảnh macro
Hướng dẫn chụp siêu macro trên điện thoại vivo
19/12/2019
Kỹ thuật chụp ảnh Macro được phát minh bởi nhiếp ảnh gia người Đức Fritz Goro với mục đích ban đầu là để phục vụ nghiên cứu khoa học. Ngày nay, kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi nhằm cho ra đời những tấm ảnh nghệ thuật một cách công phu. Cùng theo dõi và tìm hiểu cách chụp ảnh macro trên vivo như thế nào qua bài viết sau đây nhé.
Chụp Macro là gì?
Chụp macro khiến mọi chi tiết của chủ thể trở nên rõ nét hơn gấp nhiều lần
Chụp Macro hay còn gọi là chụp cận cảnh, tức là đối tượng trong ảnh được phóng to hơn đối tượng bên ngoài thực tế gấp nhiều lần. Với cách chụp này, bạn có thể zoom cận cảnh những chủ thể trông có vẻ như bình thường hằng ngày như một chú bọ rùa bé xíu, một góc của bộ trang sức lấp lánh…khiến thế giới xung quanh bạn trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Một số khái niệm cơ bản trong chụp ảnh Macro
Độ phóng đại
Độ phóng đại xác định tỉ lệ giữa kích thước thật của vật thể và kích thước hình ảnh phản chiếu của nó ghi lại trên ảnh. Nó được tính bằng khoảng cách giữa mặt phẳng phim và vật thể với tiêu cự của ống kính. Ví dụ nếu bạn chụp một chủ thể với chiều cao 1m những trên cảm biến chỉ phản chiếu 1cm, thì đây là tỉ lệ 1/100. Hoặc khi máy của bạn có chiều dài cảm biến là 22mm, bạn có thể chụp một chủ thể bất kỳ ở vị trí cách 2,2cm, đây gọi là tỷ lệ phóng đại 1:1. Những thông số này biểu thị độ tương quan giữa kích thước chủ thể và kích thước của cảm biến và không liên quan đến crop và độ phân giải của nó.
Khoảng cách chụp và khoảng cách lấy nét tối thiểu
Để chụp ảnh cận cảnh, bạn cần biết hai yếu tố chính để xác định được tỉ lệ phóng đại tối đa của ống kính là khoảng cách chụp và khoảng cách lấy nét tối thiểu:
- Khoảng cách chụp được sử dụng để mô tả khoảng cách giữa chủ thể và phần mặt trước của ống kính.
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu được đo từ chủ thể đến điểm lấy nét phía sau của ống kính, là mặt phẳng cảm biến hình ảnh trên thân máy.
Độ sâu trường ảnh (DOF)
Độ sâu trường ảnh DOF hay còn gọi là Depth of Field, chất lượng ảnh chụp có đẹp hay không phụ thuộc phần lớn vào DOF. Hiểu một cách đơn giản, độ sâu trường ảnh là độ sắc nét của ảnh được xuất hiện trong vùng lấy nét. Một bức ảnh đẹp luôn phải có tiêu chí là ảnh rõ ràng và sắc nét. Để tăng DOF bạn cần để khẩu độ càng nhỏ càng tốt và tự lấy nét thủ công.
Đối tượng lý tưởng đề xuất
Một vài đối tượng chụp ảnh macro bạn có thể tham khảo như sau:
- Một bông hoa nở rộ đẹp mắt.
- Một chiếc lá xanh mướt.
- Một giọt sương trên chiếc lá non.
- Một chiếc bánh mới ra lò thơm ngon.
- Một món trang sức tinh tế và lấp lánh.
- Một con ong đang hút mật.
- Một con sâu bò trên quả.
- Một con cào cào đang “tập thể thao”.
- Một con ốc sên đang bò thư thái.
- Một con nhện đang giăng tơ.
- Một con chuồn chuồn đang đậu cành cây.
- Hay một con kiến đang ăn dở mẫu đường…
Thành phẩm một chú bọ ngựa đầy màu sắc của kỹ thuật chụp ảnh macro trên vivo
Bạn có thể khám phá thêm nhiều khoảnh khắc nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày và lưu giữ lại theo cách riêng của mình.
Chuẩn bị
Ngoài chiếc điện thoại có hỗ trợ chụp ảnh macro, bạn có thể chuẩn bị thêm:
Một tripod (chân ảnh) giúp giữ máy được chắc chắn, tránh rung, hạn chế mỏi tay trong quá trình căn chỉnh, lấy nét, nắm bắt hiệu ứng.
Tripod dành cho điện thoại giúp chống rung, đem lại chất lượng ảnh cao hơn
Tripod dành cho điện thoại giúp chống rung, đem lại chất lượng ảnh cao hơn
Một Macro Lens phù hợp (tùy chọn): Bạn cần khéo léo chọn ống kính có tiêu cự phù hợp với từng loại đối tượng bạn dự định sẽ chụp. Ví dụ: với các loại vật thể nhỏ, nữ trang, chất lượng vải, bạn có thể chọn ống kính có tiêu cự tầm 5 – 6.5cm; với côn trùng và hoa cỏ nên chọn lens có tiêu cự 8.5 – 18cm.
Lựa chọn ống kính phù hợp sẽ giúp ảnh của bạn đạt chất lượng cao hơn
Trong bài viết, chúng tôi sử dụng giao diện trên chiếc vivo V21 - một chiếc điện thoại mới ra mắt thuộc dòng V của vivo, sở hữu tính năng chụp ảnh macro với chất lượng không thua kém gì so với máy ảnh.
Thiết kế bắt mắt của chiếc điện thoại thông minh vivo V21 5G
Một số điều cần lưu ý khi chụp cận cảnh bằng vivo V21 5G
Trước khi chụp bạn có thể chọn tỷ lệ khung hình theo ý thích, một khung hình có kích thước phù hợp sẽ dễ thu hút sự tập trung của người nhìn vào chủ thể chính hơn. Bên cạnh đó để chủ thể có thể nổi bật hơn, bạn nên căn chỉnh sao cho tỉ lệ chủ thể chiếm khoảng 75% khung hình.
Trong kỹ thuật chụp ảnh macro trên vivo, chủ thể chiếm 75% khung ảnh sẽ dễ thu hút người xem hơn
Sau một khoảng thời gian trải nghiệm và đã quen tay với việc chụp Macro, bạn có thể lên kịch bản chụp ảnh, sắp xếp các vật thể vào một bố cục có ý nghĩa để làm nổi bật thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến cho mọi người.
Nhìn chung, việc chụp ảnh macro trên vivo đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, đây là một thú vui hấp dẫn và mang đến sự thư giãn cho những người muốn “sống chậm”. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.