Lỗi điện thoại
Nguyên nhân khiến điện thoại Android dùng lâu bị chậm
20/12/2019
Điện thoại của bạn sử dụng qua một thời gian bỗng dưng trở nên chậm chạp và ì ạch. Dẫu biết là thứ gì cũng hao mòn dần theo thời gian, thế nhưng việc đó không những đến từ yếu tố khách quan, từ bản thân thiết bị mà còn vì nhiều nguyên nhân khác tác động. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ lý do tại sao dẫn đến tình trạng điện thoại Android dùng lâu bị chậm.
1. Bản cập nhật hệ điều hành
Mọi người đều biết là các nhà sản xuất luôn cập nhật hệ điều hành mới theo từng giai đoạn nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vì thế, các bản update Android càng về sau càng "phình to" cả về dung lượng lẫn tài nguyên CPU, GPU và RAM. Thế nhưng, các bản nâng cấp này không chỉ phục vụ cho máy bạn mà còn những thiết bị cao cấp, tiên tiến trong tương lai với năng lực xử lí cao hơn. Tất nhiên không phải cứ cập nhật hệ điều hành là smartphone bị chạy chậm đi, nhưng vì phiên bản mới không tối ưu cho thiết bị của bạn nữa nên tốc độ xử lý không còn mượt mà như trước.
Cập nhật hệ điều hành Android
2. Ứng dụng ngày càng lớn
Nếu như trước đây, bạn thấy một ứng dụng 10MB đã là quá khủng khiếp. Thế còn bây giờ, một ứng dụng vài chục đến trên 100MB đã là chuyện thường. Một vài ứng dụng phổ biến hiện nay: Facebook 345MB, Messenger 127MB, Youtube 82MP, Chrome 27MP. Những ứng dụng được đăng lên Play Store càng lúc càng lớn, chúng cũng tiêu thụ nhiều tài nguyên hệ thống hơn do được bổ sung các chức năng mới ngày một nhiều thêm.
Dữ liệu ứng dụng ngày càng "đong đầy" theo thời gian
Vì thế, bạn hãy cân nhắc việc sử dụng các ứng dụng rút gọn hoặc thay thế. Cụ thể ví dụ bạn có thể dùng Google Chrome để thay thế cho cả 3 ứng dụng Facebook, Youtube, Zing MP3… hoặc bạn dùng các phiên bản Lite để tiết kiệm bộ nhớ máy.
3. Các ứng dụng chạy nền
Nhiều người vẫn lầm tưởng các ứng dụng nếu không sử dụng sẽ không hoạt động trên máy. Tuy nhiên, mặc dù không còn xuất hiện trước mặt bạn nữa nhưng vẫn âm thầm update hoặc download thông tin ở phía sau.
Các ứng dụng chạy nền là nguyên nhân khiến điện thoại bị chậm
Khi bạn mới mua máy, sẽ có ít app chạy nền nhưng theo thời gian chúng nhiều lên thì vấn đề phát sinh, làm máy của bạn chậm đi. Những ứng dụng bạn vô tình cài đặt nhưng lại không gỡ ra khi không còn sử dụng, thế là chúng cứ chiếm dụng RAM, CPU trong khi chẳng mang đến giá trị gì cho bạn cả.
Các ứng dụng này khi còn hoạt động trên thiết bị sẽ "ăn" pin từng chút một và dẫn đến hiện tượng hết pin rất nhanh. Và dĩ nhiên khi pin thấp sẽ làm tụt giảm hiệu suất làm việc của thiết bị. Cho nên, để hạn chế tình trạng giật lag cho máy hãy tắt các ứng dụng khi không sử dụng, thay đổi các hình nền động lung linh trên điện thoại và loại bỏ các widget không cần thiết.
4. Bộ nhớ máy không còn đủ
Trong quá trình sử dụng, các ứng dụng đều sản sinh ra một số file tạm để lưu giữ thông tin. Và nếu bộ nhớ trong không còn đủ lớn thì các file tạm này sẽ không có chỗ chứa nên các tiến trình phải chờ lâu hơn.
Bộ nhớ điên thoại bị đầy
Theo một lẽ dễ hiểu, ứng dụng và dữ liệu thì nhiều nhưng bộ nhớ lại không đủ. Tình trạng này như chạy một chiếc xe chỉ có 4 chỗ nhưng phải chở đến 9-10 người, hiểu rằng nó phải gánh một trọng lượng quá mức cho phép.
Điều cần làm là giải phóng bộ nhớ và xóa các tệp tin rác, các dữ liệu cache còn lưu trữ trên máy. Đồng thời bạn nên khởi động lại máy theo định kì hàng tuần. Khi khởi động, các thông số về dịch vụ chạy ngầm, cấu hình hoạt động được đưa về thiết lập mặc định và giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn.
Smartphone vivo có thiết kế đẹp, bộ nhớ trong "dư dả" cho người dùng
Với điện thoại vivo, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này vì hãng luôn cung cấp bộ nhớ trong dư dả cho người dùng và hỗ trợ thẻ nhớ lên đến 256GB giúp bạn thoải mái lưu trữ mà không lo đầy bộ nhớ. Ngoài ra, luôn có sẵn chế độ cảnh báo khi có quá nhiều ứng dụng, tệp tin trong bộ nhớ giúp bạn kịp thời xử lí. Hơn nữa, trong phân khúc giá rẻ, vivo luôn được trang bị 1 viên pin khủng (vượt trội hơn các sản phẩm khác) đủ sức duy trì các hoạt động trong suốt một ngày dài.
Tóm lại, chiếc smartphone nào rồi cũng sẽ chậm đi theo thời gian, chủ yếu là do phần mềm ngày càng đòi hỏi nhiều thứ hơn nhưng phần cứng lại không thể đáp ứng được. Vì thế bạn cần thường xuyên kiểm tra máy để đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt nhất.